Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số bài báo khoa học lâm nghiêp (10/10/2022)
1.SINH KHỐI TRÊN MẶT ĐẤT ĐỐI VỚI RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia auriculiformis*Acacia mangium) TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về sinh khối trên mặt đất đối với rừng trồng Keo lai từ 2 – 10 tuổi tại tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu nghiên cứu là phân tích tăng trưởng sinh khối của rừng trồng Keo lai để làm cơ sở khoa học cho quản lý rừng và những phương thức lâm sinh. Các hàm sinh khối ở mức cây bình quân được xây dựng từ 162 cây mẫu. Sinh khối ở mức quần thụ được xác định bằng cách kết hợp hàm mật độ và hàm sinh khối ở mức cây bình quân. Mật độ của rừng trồng Keo lai từ 2 – 10 tuổi được xác định từ 81 ô mẫu với kích thước 1.000 m2. Trong phần xử lý số liệu, các hàm sinh khối thích hợp ở mức cây bình quân và quần thụ đã được kiểm định bằng 5 hàm khác nhau (Korf, lũy thừa, Korsun – Strand, Drakin – Vuevski, Gompertz). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng sinh khối trên mặt đất đối với rừng trồng Keo lai tại cấp tuổi 4, 6, 8 và 10 tương ứng là 55,3; 122,7; 190,1 và 241,7 tấn/ha. Năng suất bình quân đối với tổng sinh khối trên mặt đất của rừng trồng Keo lai tại tỉnh Đồng Nai tại cấp tuổi 4, 6, 8 và 10 tương ứng là 13,8; 20,4, 23,8 và 24,2 tấn/ha/năm. Cấp tuổi 6 là thời kỳ tổng sinh khối trên mặt đất của rừng trồng Keo lai chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm.
0030_ngoan_sinh khoi tren mat dat keo lai
2. SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) TRÊN NHỮNG CẤP ĐẤT KHÁC NHAU TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
Keo lai được xác định là một trong các loài cây chủ lực cung cấp gỗ nguyên liệu giấy ở Việt Nam. Keo lai là loài cây sinh trưởng nhanh, cải thiện được tiểu khí hậu, cải tạo đất. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích quá trình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai từ 2 – 10 tuổi trên những cấp đất khác nhau tại tỉnh Đồng Nai. Sinh trưởng (D, H và V) của cây bình quân được phân tích từ 54 cây giải tích; trong đó mỗi cấp đất 18 cây. Cây giải tích được thu thập từ 9 ô tiêu chuẩn với kích thước ô tiêu chuẩn là 1.000 m2. Sinh trưởng đối với cây bình quân được kiểm định từ hai hàm Korf và Gompertz. Sinh trưởng ở mức quần thụ được xác định bằng cách kết hợp hàm mật độ và hàm sinh trưởng cây bình quân. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sản lượng gỗ đứng đối với rừng trồng Keo lai 10 tuổi trên ba cấp đất trung bình là 291,7 m3/ha. Năng suất trung bình của rừng trồng Keo lai tại tuổi 10 trên cấp đất I (42,3 m3/ha/năm) cao hơn 1,6 lần và 2,5 lần tương ứng so với cấp đất II và III. Đường kính bình quân tăng từ 4,9 cm (tuổi 2) đến 16 cm (tuổi 10), so với cấp đất I (100%), giá trị này trên cấp đất II và III thấp hơn tương ứng 16,6% và 31,7%. Trị số chiều cao bình quân tăng từ tuổi 2 (6 m) đến tuổi 10 (19,3 m), so với cấp đất I (100%), giá trị này trên cấp đất II và III thấp hơn tương ứng 16,0% và 32,3%. Trong khoảng 10 năm đầu, thể tích thân cây bình quân của rừng trồng Keo lai trên cấp đất I lớn hơn cấp đất II và III tương ứng là 40,8% và 68,4%. Trữ lượng gỗ của rừng trồng Keo lai chuyển từ giai đoạn sinh trươngcchậm tại cấp tuổi 4.
Từ khóa: Cấp đất, Keo lai, năng suất, rừng trồng, sinh trưởng.
0032_ngoan_sinh truong rung trong keo lai
3. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ GHI NHẬN MỚI VỀ PHÂN BỐ LOÀI CÂY CÓC ĐỎ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) Ở RỪNG PHÒNG HỘ LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI
Bài báo này đề cập đến thành phần loài thực vật ngập mặn và hiện trạng phân bố của loài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) tại rừng phòng hộ Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tổng số 42 loài, 34 chi thuộc 26 họ của 2 ngành Polypodiophyta và Magnoliophyta đã được xác định ở khu vực này. Trong đó, ghi nhận 22 loài thực vật ngập mặn thực thụ (52,38%), 20 loài thực vật gia nhập (47,62%), 2 loài được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và IUCN (2020). Có 5 nhóm dạng sống và 9 nhóm giá trị sử dụng đã được ghi nhận ở đây. 12 kiểu quần xã thực vật đã được tìm thấy ở khu vực này, kiểu quần xã Đước đôi giữ vai trò ưu thế sinh thái và chức năng phòng hộ quan trọng. Lumnitzera littorea là loài thực vật ngập mặn thực thụ được ghi nhận mới về phân bố ở rừng phòng hộ Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng số 75 cây trưởng thành phân bố trên diện tích 13.147 m2 (1,3147 ha), mật độ 2 – 4 cây/100 m2. Loài này phân bố chủ yếu với các loài cây ngập mặn thực thụ, độ cao phân bố từ 6 đến 12 m so với mực nước biển. Có 259 cây tái sinh được xác định, mật độ phân bố 3 – 7 cây/m2, nhiều nhất ở cấp chiều cao > 2 m và thấp nhất ở cấp chiều cao < 1 m. Tổng số 15 cây mẹ được xác định có cây tái sinh xuất hiện, mật độ tái sinh trong tán 3 cây/m2, ngoài tán 5 – 8 cây/m2. Tất cả các cây tái sinh được tìm thấy đều có nguồn gốc từ hạt.
Từ khóa: Cóc đỏ, Long Thành – Đồng Nai, phân bố, rừng ngập mặn, thành phần loài.
4. HÀM THỂ TÍCH THÂN CÂY BÌNH QUÂN CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia auriculiformis*mangium) TRÊN BA CẤP ĐẤT TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
Bài báo này giới thiệu những hàm thích hợp để ước lượng thể tích thân cây bình quân của rừng trồng Keo lai từ 2 – 10 tuổi trên ba cấp đất khác nhau tại tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu này nhằm xây dựng những hàm thể tích với những biến dự đoán thích hợp để thống kê và phân tích sinh trưởng của rừng trồng Keo lai. Các hàm thể tích được xây dựng từ 54 cây giải tích trên ba cấp đất khác nhau. Hàm thể tích thích hợp được kiểm định từ 11 hàm khác nhau. Kết quả cho thấy thể tích thân cây bình quân của rừng trồng Keo lai từ 2 – 10 tuổi có thể được ước lượng bằng các hàm: (1) V = 0,0000472189*(D^2*H)0,988246, (2) V = 1,63871*exp(-8,05432*A-0,597368) và (3) V = exp(-9,57125 + 1,3933*Ln(D) + 1,39277*Ln(H) – 0,292146*Ln(SI/H)). Các hàm này cho sai số nhỏ hơn 5%. Hàm số (1) được ứng dụng để thống kê thể tích thân cây Keo lai dựa theo hai biến D và H. Hàm thứ (2) được ứng dụng để phân tích quá trình sinh trưởng của cây bình quân. Hàm thứ (3) được ứng dụng để phân tích biến động thể tích thân cây bình quân của rừng trồng Keo lai theo ba chỉ số lập địa.
Từ khoá: cấp đất, chỉ số lập địa, hàm thể tích thân cây, hồi quy phi tuyến tính, rừng Keo lai.
0034_ngoan_ham the tich keo lai
5. ABOVE AND BELOW GROUND BIOMASS OF ACACIA HYBRID INDIVIDUAL TREE AT LA NGA FORESTRY COMPANY LIMITED, DONG NAI PROVINCE
The study was conducted to determine the above and below ground biomass of Acacia hybrid (Acacia auriculiformis*Acacia mangium) of different diameter classes at La Nga Forestry Company Limited in Dong Nai. A typical standard tree survey method was used to measure fresh biomass, the study cut down 45 trees of different ages and diameters for measuring the fresh biomass with 4 parts including trunk, branches, leaves (above-ground biomass), and roots (below-ground biomass). The analysis of dry biomass was conducted by oven method at 1050C (for stems, roots and branches) and 800C (for leaves). The results showed that the above and below ground biomass of individual trees at different diameter and ages were significantly different. On average, dry biomass above ground of individual plants accounted for 82%, and below ground biomass accounted for 18%. The percentage of biomass of all parts of Acacia hybrid was mainly in the trunk (69%), followed by the roots (18%), branches (10%), and finally the leaves (3%). The total biomass of individual plants fluctuated strongly between diameter classes and increased with diameter, dry biomass was 6.7 – 484 kg corresponding to diameters classes from 4 to 24 cm. The total dry biomass of an individual tree with a diameter of 14 cm and aheight of 16.9 m averaged 141.7 kg/plant, of which the above ground part reached 118.0 kg/tree and the belowground part reached 23.7 kg/tree. Keywords: Above-ground biomass, Acacia hybrid, Below-ground biomass, individual tree, La Nga – Dong Nai Forestry Company Limited.
0035_ngoan_sinh khoi tren va gioi mat dat
6. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG TRỌNG ĐIỂM NGUY CƠ CHÁY RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI
Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Tân Phú với diện tích tự nhiên 18.078,43 ha có nhiều loại hình rừng nguy cơ cháy cao trong điều kiện khí hậu 6 tháng mùa khô kéo dài; vì vậy, nghiên cứu đặc điểm vật liệu và nguy cơ cháy rừng là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu là xác định được đặc điểm VLC và phân vùng nguy cơ cháy rừng tại BQLRPH Tân Phú. Nghiên cứu tiến hành lập 30 ô tiêu chuẩn (OTC) đại diện 5 rạng thái rừng, diện tích OTC là 500 m2. Trong mỗi OTC lập 5 ODB kích thước 4 m2, tiến hành xác định khối lượng vật liệu cháy (VLC) tươi. Trong ODB chia thành 4 ô nhỏ 1 m2, tiến hành gom và cân toàn bộ VLC khô sau đó đem sấy trong phòng thí nghiệm từ đó xác định độ ẩm VLC. Nguy cơ cháy rừng được xác định dựa vào 5 nhân tố chính bao gồm lớp phủ thực vật, địa hình, nhiệt độ, thủy văn, tiếp cận đường giao thông và dân cư. Ứng dụng GIS tích hợp các lớp nhân tố sinh thái phân vùng nguy cơ cháy rừng thành 5 cấp. Kết quả điều tra cho thấy khối lượng VLC trạng thái rừng thường xanh giàu lớn nhất (9,94 tấn/ha), trạng thái rừng có khối lượng VLC nhỏ nhất là rừng hỗn giao – tre nứa (7,19 tấn/ha); Độ dày VLC dao động từ 1,94 – 3,2 cm, Độ ẩm VLC biến động từ 13,7 – 18,73%. Kết quả phân vùng trọng điểm cháy chỉ ra rằng không có diện tích rừng nằm trong mức có nguy cơ cháy rất cao, vùng nguy cơ cháy trung bình có diện tích lớn nhất là 11.699,8 ha chiếm 85,7%, vùng nguy cơ cháy thấp có diện tích nhỏ nhất chiếm 2,7%.
Từ khóa: cháy rừng, phân vùng nguy cơ cháy rừng, Tân Phú, vật liệu cháy.
0036_ngoan_phan vung nguy co chay
7. DETERMINING AN APPROPRIATE AGE FOR ESTIMATING SITE INDEX OF Acacia hybrid PLANTATIONS IN SOUTHEASTERN VIETNAM
0037_ngoan_xac dinh tuoi cay và chi so lap dia
QR code truy xuất nguồn gôc sản phẩm, dịch vụ. Chuyển đổi số nâng tầm thương hiệu Việt , Công ty TNHH Nông lâm Bình Phước
Xin cảm ơn đã xem bài viết!