Trần Quốc Hoàn – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước
Bình Phước là giải đất chuyển tiếp từ Tây nguyên đến các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ. Nên địa hình khá phong phú và nhìn chung có xu hướng nghiêng dân theo hướng từ Tây Bắc đến đông nam. Địa hình ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, tổ chức sản xuất, quá trình tiếp nhận và phân bố năng lượng tự nhiên, hình thành đất và cải biến khí hậu [1], [2]. Địa hình ở Bình Phước có những đặc điểm địa hình cơ bản như sau:
1. Độ cao
Độ cao (H) là một trong những thành phần cơ bản phản ánh đặc điểm của địa hình, Đề tài đã định lượng yếu tố độ cao bằng phương pháp xây dựng Bản đồ độ cao từ bản đồ địa hình trong môi trường ARC10, MAP10.5 và MVF9 như ở Hình 3.1. Kết quả phân tích Bản đồ độ cao cho thấy: (1) Độ cao (H) biến động từ 10 – 720 m, trung bình là 173,26 m. (2) Diện tích tự nhiên phân theo các cấp độ cao được trình bày ở Hình 3.2, trong đó: Cấp 1 (H ≤ 100m) có 253.634,19 ha, chiếm 37,10 % DTTN. Cấp 2 (100 < H ≤ 200 m) có 191.463,19 ha, chiếm 28 % DTTN. Cấp 3 (200 < H ≤ 300 m) có 135.219,47 ha, chiếm 19,78 % DTTN. Cấp 4 (300 < H ≤ 400 m) có 72.625,46 ha, chiếm 10,62 % DTTN, cấp 5 (400 < H ≤ 500 m) có 24.602,39 ha, chiếm 3,6 % DTTN; cấp 6 (H > 500 m) có 6.179,55 ha. (3) 508.553,12 ha. 74,88 % DTTN có H ≤ 300 m và 25,12 % DTTN có H > 300 m.
Nhìn chung, độ cao trung bình chung của tỉnh không vượt quá 200 m, nhưng có sự biến động tương đối lớn và tăng dần theo hướng từ Tây Nam sang Đông Bắc.
2. Độ dốc
Tương tự như đối với độ cao, kết quả xây dựng và phân tích Bảng đồ độ dốc được trình bày ở Hình 3.3, cho thấy: (1) Độ dốc (S) biến động từ 1 – 65o, trung bình là 4,5o, tăng dần từ Tây Nam sang Đông Bắc. (2) Tỷ lệ diện tích phân theo 7 cấp độ cao được trình bày ở Hình 3.4, trong đó: Cấp 1 (S ≤ 5o) có 498.700,68 ha, chiếm 72,94 % DTTN. Cấp 2 (5 < S ≤ 10o) có 92708,32 ha, chiếm 13,56 % DTTN. Cấp 3 (10 < S ≤ 15o) có 47.089,24 ha chiếm 6,89 % DTTN. từ cấp 4 – 6 (15 < S ≤ 30o) có 41.902,09 ha. Cấp 7 (S > 30o) có 3.323,92 ha chiếm 0,49 % DTTN (S là độ dốc tính theo độ).
Với những kết quả phân tích trên cho thấy địa hình tỉnh Bình Phước có sự biến động lớn về độ cao và độ dốc đã góp phần làm phong phú ĐKLĐ ở Bình Phước.
Nhìn chung, địa hình ở Bình Phước là yếu tố khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội hội mà đặc biệt sản xuất nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng.
[table “3” not found /]TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
- Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan (2005), Sinh thái rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 388 trang.
- Nguyễn Văn Thêm (2001), Sinh thái rừng, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 304 trang.
3. Trần Quốc Hoàn (2014), Phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
QR Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ. Chuyển đổi số nâng tầm thương hiệu việt!
Xin cảm ơn đã xem bài viết!