PHÂN VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BÌNH PHƯỚC
Thiên Cầm – Công ty TNHH Nông lâm Bình Phước
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đem lại nhiều lợi ích như: Gia tăng sản lượng nông nghiệp, tạo số lượng hàng hóa lớn với chất lượng cao. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, gia tăng giá trị cho nông sản. Hình thành các nông sản chủ lực của địa phương. Góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bình Phước là tỉnh có tiềm năng sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp được xem là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích luôn là mục tiêu, nhiệm vụ mà ngành nông nghiệp phải hướng tới. Mặc khác, trong kỹ nguyên khoa học công nghệ phát đang phát triển nhanh, thì phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xem là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp.
Bên cạnh đó, xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nên Tỉnh ủy đã chỉ đạo ngành nông nghiệp chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao theo Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30/9/2021. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngành nông nghiệp đã xây dựng Đề án nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường.
Nhưng để xây dựng được nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả, bền vững, phù hợp với điều kiện của địa phương thì phải phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hay nói cách khác, phân vùng sinh thái là cơ sở vững chắc để hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
Từ những nội dung nêu trên, xét thấy việc thực hiện Nghiên cứu “Phần vùng sinh thái Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước” ở cấp cơ sở là rất cần thiết. Đề xuất Nghiên cứu có những nội dung chính như sau:
1. Về mục tiêu
Nghiên cứu “Phần vùng sinh thái Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước” có những mục tiêu cụ thể sau:
– Xác định được những loại hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
– Xây dựng được tiêu chí, chỉ tiêu phân vùng sinh thái nông nghiệp.
– Xây dựng được bản đồ tiềm năng phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
– Xây dựng được bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước.
- Về nội dung chính và dự kiến kết quả
- a) Những nội dung chính
Trên phạm vi toàn tỉnh, Nghiên cứu có những nội dung nghiên cứu chính, như sau:
– Xác định những loại hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
– Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
– Xây dựng Bản đồ tiềm năng phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước.
– Xây dựng Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước.
b) Dự kiến kết quả
Thực hiện Nghiên cứu dự kiến có những kết quả sau:
– Danh mục các loại hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước.
– Bộ tiêu chí, chỉ tiêu phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước.
– Bản đồ tiềm năng phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước.
– Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước.
– Báo cáo thuyết minh phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước.
3. Về khả năng và địa chỉ áp dụng
a) Khả năng áp dụng:
Phân vùng sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với sản phẩm là bản đồ và báo cáo khoa học, trong đó:
– Bản đồ có đầy đủ thông tin về các yếu tố sinh thái, yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thông tin trong bản đồ phân lập đến mỗi thửa đất. Bản đồ được xây dựng trong môi trường GIS thông dụng trong ngành nông nghiệp. Vì vậy, bản đồ không những có nội dung cần thiết đến mọi đối tượng quản lý sử dụng đất mà cũng rất thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng.
– Báo cáo thuyết minh phân tích rõ mỗi vùng sinh thái phù hợp với mỗi loại hình ứng dụng công nghệ cao ở mức nào để làm cơ sở cho việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch hình thành các khu nông nghiệp, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Do đó, rất thiết thực cho các cơ quan quản lý về nông nghiệp ở cấp huyện, cấp tỉnh và có thể là tư liệu cho cả cấp quốc gia.
b) Địa chỉ áp dụng
Sản phẩm của Nghiên cứu dự kiến được ứng dụng ở những địa chỉ sau:
– Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Điều, Hội nông dân, Liên minh hợp tác xã.
– Cấp huyện: UBND các huyện, các phòng chuyên môn về nông nghiệp, tài nguyên môi trường, khoa học và công nghệ, UBND các xã…
– Các tổ chức, cá nhân: quản lý, sản xuất, đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Về dự kiến hiệu quả mang lại
– Về kinh tế: Hiện tại, tỉnh có định hướng thành lập những khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc điều tra, phân tích, lựa chọn loại hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nào phù hợp với vùng sinh thái nào trên địa bàn tỉnh tốn kém rất nhiều kinh phí.
– Về xã hội: Xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không những đúng theo chủ trương của tỉnh Bình Phước. Mà đây là nội dung mà nhìn chung nhân dân Bình Phước đang rất mong chờ. Vì ở Bình Phước, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.
– Về môi trường: Sản phẩm của Nghiên cứu không những không ảnh hưởng đến môi trường mà gián tiếp và lâu dài thì nó sẽ góp phần phát triển môi trường sinh thái ở Bình Phước.
Nếu, Nghiên cứu được triển khai thực hiện, sẽ góp phần thực hiện thành công “Đề án nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường” của ngành nông nghiệp theo chủ trương của tỉnh.
Xin cảm ơn đã xem bài viết!