
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐÚC KẾT TỪ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM HÀNG HÓA
Hồng Lĩnh
Trên cơ sở tổng quan về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa ở một số nước trên thế giới, ở Việt Nam và một số địa phương; Bài viết này có thể đúc kết được một số nội dung sau:
(1) Bản chất truy xuất nguồn gốc là nhận diện, truy vấn và xuất thông tin của một đối tượng (hay đơn vị) sản phẩm, hàng hóa từ bước khởi đầu để hình thành cho đến tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa đó cho các bên có liên quan khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật.
(2) Giá trị của truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, là: (i) Tạo cho người sử dụng có niềm tin, yên tâm sử dụng một loại sản phẩm, hàng hóa nào đó; khi biết rõ về lai lịch của nó. (ii) Phát huy văn hóa trách nhiệm của người sản xuất sản phẩm, hàng hóa. (iii) Khẳng định được tính duy nhất (không lẫn lộn), chất lượng, bảo vệ uy tín của sản phẩm, hàng hóa. (iv) Công cụ hữu hiệu để quảng bá sản phẩm trên thị trường toàn cầu trong thời kỳ hội nhập. (v) Công cụ hữu hiệu để phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa. (vi) Phương tiện kết nối người sản xuất, người phân phối, người tiêu dùng, người kiểm tra và người cung ứng giải pháp công nghệ. (vii) Góp phần phát triển thị trường tiêu thụ, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội; xây dựng một xã hội văn minh, minh bạch, trách nhiệm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thời kỳ 4.0 vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.
(3) Tổ chức thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa: (i) Truy xuất nguồn gốc được thực hiện có hệ thống theo các cấp. (ii) Trong truy xuất nguồn gốc có người sản xuất, người phân phối, người tiêu dùng, người kiểm tra và người cung ứng giải pháp công nghệ cùng tham gia. Mỗi người có một trách nhiệm cụ thể. (iii) Thường thì người sản xuất chủ trì, phối hợp với các bên có liên quan để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn sản phẩm hàng hóa của mình.
(4) Đối tượng thực hiện là những hàng hóa, sản phẩm cung ứng cho thị trường thì đều cần được truy xuất nguồn gốc. Trong giai đoạn hiện nay, chủ yếu tập trung cho các sản phẩm tiêu dùng là chính (sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, hàng hóa bắt buộc phải truy xuất nguồn gốc).
(5) Đối tượng quản lý truy xuất nguồn gốc: (i) Đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì người sản xuất thường là người quản trị, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. (ii) Đối với chuổi hoạt động truy xuất nguồn gốc thì các cơ quan chức năng của nhà nước quản lý.
(6) Tính pháp lý: (i) Hiện tại, truy xuất nguồn gốc được xem như hình thức tự công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng sản phẩm. (ii) Khi có xác nhận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền thì hồ sơ thuyết minh về truy xuất nguồn gốc sẽ có giá trị pháp lý rất cao.
(7) Công nghệ sử dụng trong truy xuất nguồn gốc, như: (i) Công nghệ phát triển website, như: Asp.NET, WordPress. (ii) Công nghệ cơ sở dữ liệu, như: Sql, Access, Excel, BlockChain. (iii) Công nghệ định vị: GoogleMap, GPS, GIS (bản đồ). (iv) Công nghệ chất lượng (Theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Quy định và hướng dẫn về nội dụng cho mỗi loại đối tượng truy xuất nguồn gốc. Thuyết minh chất lượng). (v) Công nghệ truy xuất: Tem mã vạch QR code. (vi) Công nghệ quản lý (Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên. Đặc biệt là quy định, hướng dẫn và thực hiện kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước).
(8) Giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa ở các địa phương cấp huyện:
– Hàng năm, xây dựng Kế hoạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn huyện.
– Tuyên truyền, phổ biến (Địa phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan, có trách nhiệm, có thẩm quyền tăng cường phổ biến sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện về hoạt động truy xuất nguồn gốc).
– Tập huấn truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đến các phòng ban; xã, thị trấn; tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa.
– Xác định danh mục những sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn huyện áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
– Ban hành chính sách hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.
– Chọn lọc và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho một số sản phẩm trên địa bàn huyện (như: Thuyết minh truy xuất nguồn gốc. Tem QR code. đăng tải, duy trì trên dịch vụ internet….). Đặc biệt là các sản phẩm tham dự các hội chợ tiêu dùng về nông sản, thủ công mỹ nghệ.
– Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đạt chuẩn VietGap, GlobalGap, OCOP … mã vùng trồng (như: Thuyết minh truy xuất nguồn gốc. Tem QR code. đăng tải, duy trì trên dịch vụ internet….).
– Xây dựng thí điểm một hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho một đơn vị sản xuất (Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp siêu nhỏ …) hoặc một xã bằng công nghệ website (wordpress hoặc ASP.NET). (viii) Khuyến khích xã hội hóa các hoạt động truy xuất nguồn gốc.
– Hỗ trợ các sản phẩm của địa phương lên sàn giao dịch nông sản của tỉnh. Đặc biệt là những sản phẩm có các chứng nhận tiêu chuẩn và có tem truy xuất nguồn gốc QR code.
– Tổ chức các hoạt động kiểm tra, thanh tra về chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
– Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ nguồn ngân sách địa phương về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa (xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng thuyết minh truy xuất nguồn gốc cho một số loại, nhóm loại sản phẩm hàng hóa, kết nối với các sàn giao dịch, …).
– Xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cuat huyện theo các tiêu chuẩn quốc gia (TCNV), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKT).
– Khuyến khích phát triển các sản phẩm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tham dự các Hội thi sáng tạo kỹ thuật.
– Khuyến khích các cơ quan, các tổ chức, cá nhân hình thành, phát triển, áp dụng nhiều sáng kiến về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào thực tế sản xuất, kinh doanh.
– Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
– Định kỳ hàng năm; tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn huyện.
– Lập Kế hoạch xây dựng cổng thông tin truy xuất nguồn gốc, sản phẩm hàng hóa của huyện.
Trên đây là một số nội dung được đúc kết từ tổng quan về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa ở một số nước trên thế giới, ở Việt Nam và một số địa phương; hy vọng góp phần phát triển hoạt động truy xuất nguồn gốc ở Bình Phước.
Truy xuất nguồn gốc nâng tầm thương hiệu Việt
Xin cảm ơn đã xem bài viết!