MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU, SẢN PHẨM VÀ NHÃN HIỆU
Hồng Lĩnh.
Truy xuất nguồn gốc được hiểu là việc truy tìm lại những thông tin thiết yếu của sản phẩm, hàng hóa từ các công đoạn trong các bước của quá trình sản xuất, chế biến đến phân phối, bán và sử dụng hàng hóa sản phẩm. Nhằm giúp người sử dụng, người sản xuất, người phân phối, người quản lý lựa chọn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đáp ứng được cầu phát triển của xã hội. Do đó, trong truy xuất nguồn gốc phải nắm được những khái niệm cơ bản có liên quan. Trong phạm vi bài viết này, chỉ nêu nêu một số khai niệm thường dung trong truy xuất nguồn gốc về nguyên vật liệu, sản phẩm và nhãn hiệu, như:
(1) Nguyên liệu là: Vật tự nhiên chưa qua một sự chế biến nào và cần được lao động, máy móc, kỹ thuật biến hóa mới thành sản phẩm, như: bông, than, tre, mía… (https://vi.wikipedia.org/wiki). Hàng hóa được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khác (khoản 6, Điều 3, Thông tư 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019).
(2) Vật liệu là chất hoặc hợp chất được con người dùng để làm ra những sản phẩm khác. Vật liệu là đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo. Trong công nghiệp, vật liệu là những sản phẩm chưa hoàn thiện và thường được dùng để làm ra các sản phẩm cao cấp hơn (https://vi.wikipedia.org/wiki).
(3) Nguyên vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm, có đặc điểm: (i) Sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi đưa vào sản xuất. (ii) Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. (iii) Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành.
(4) Phân loại nguyên vật liệu: Theo nguồn gốc hình thành thì nguyên vật liệu được phân thành nguyên vật liệu tự nhiên và nguyên vật liệu nhân tạo. Theo công dụng kinh tế thì nguyên vật liệu được phân thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ (https://vi.wikipedia.org/wiki)
(5) Quy trình sản xuất là một quá trình thực hiện các bước kết hợp giữa máy móc và cách làm thủ công theo từng công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống của mọi người trên trái đất (https://vi.wikipedia.org/wiki).
(6) Tiêu chuẩn kỹ thuật là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
(7) Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng (Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006).
(8) Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
(9) Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị (Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, ngày 21/11/2007).
(10) Sản phảm chủ lực là sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu, có khả năng sản xuất và cung ứng với số lượng lớn và có khả năng cạnh trang cao; là trung tâm lan tỏa, lôi kéo các ngành nghề khác cùng phát triển; đồng thời nó còn có thể là sản phẩm thể hiện tính đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa của một quốc gia, địa phương hay vùng lãnh thổ. Sản phẩm chủ lực có những đặc trưng cơ bản, như: (i) Sản phẩm có quy mô lớn và có tính đồng nhất cao. (ii) Sản phẩm có năng lực cạnh tranh quốc tế. (iii) Sản phẩm có sức lan tỏa mạnh. (iv) Sản phẩm mang tính đặc thù của quốc gia, vùng lãnh thổ. (v) Sản phẩm có tính an toàn và thân thiện với môi trường (Nguyễn Hồng Gấm, 2012, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – http://luanan.nlv.gov.vn/)
(11) Sản phẩm đặc trưng là sản phẩm có thương hiệu, thị trường tiêu thụ ổn định, mang lại giá trị kinh tế khá, mang đặc trưng riêng của từng vùng, địa phương trong tỉnh (https://ttkhuyencong.bacgiang.gov.vn)
(12) Sản phẩm tiềm năng là sản phẩm phải có bước tiến mới chưa từng có để thu hút được sự thích thú và sự lựa chọn của khách hàng. https://futurebrandvietnam.com/
(13) Nhãn mác hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ; hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa).
Trên đây là một số khái niệm về nguyên vật liệu, sản phẩm và nhãn hiệu thường được dùng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://vi.wikipedia.org/wiki.
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006.
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, ngày 21/11/2007.
- Luanan.nlv.gov.vn.
- https://ttkhuyencong.bacgiang.gov.vn.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa
- https://futurebrandvietnam.com/
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa.
Xin cảm ơn đã xem bài viết!